Lập kế hoạch tài chính
-
admin
-
Tháng 3 19, 2023
-
809
Bạn đã bao giờ nghĩ đến nếu một ngày nào đó mình có thể thất nghiệp chưa có thể đến từ các nguyên nhân: công ty phá sản, tinh giảm biên chế hoặc tình hình sức khỏe của bạn không đảm bảo để làm việc…… thì liệu bạn, cha mẹ bạn và con cái bạn sẽ như thế nào chưa? thiết kế nguồn tài chính phù hợp chính là cách bạn an toàn trước những cú số tài chính có thể bất ngờ xảy ra. Sự an toàn có thể đến từ việc thực hiện những bước đi thực tế để giảm thiểu tác động của những cú sốc tài chính. Chúng ta hành động dựa trên thu nhập ròng mà bạn nhận được và tiết kiệm kèm theo đầu tư chính là chìa khóa để chúng ta đảm bảo tài chính cho gia đình mình.
Trong bài viết này, bạn sẽ thấy những lời khuyên thực tế đơn giản nhất giúp bạn quản lý những vấn đề tài chính của mình, từ đó sẽ đạt được một cuộc sống tự do và hạnh phúc.
1. Một kế hoạch rõ ràng để đạt được những mục tiêu: Để tạo ra một kế hoạch, bạn cần biết mình muốn đạt được những gì. Những gì bạn muốn không giống bất kỳ ai. Không ai khác có thể trả lời được câu hỏi này thay bạn. Hãy nghĩ đến bạn muốn gì để đạt tối đa niềm hạnh phúc cho chính bản thân mình. Điều này có nghĩa là hiểu được những động lực và mục tiêu của bản thân là gì. Từ động lực và mục tiêu này bạn mới có thể tạo ra một kế hoạch tài chính bền vững để đạt được mục tiêu. Bạn hãy viết ra những mục tiêu ưu tiên theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 10. Để tạo ra một kế hoạch rõ ràng bạn sẽ mất nhiều thời gian nhưng bạn đừng ngại khi chia sẻ cùng với bạn đời của mình cũng như tìm lời khuyên từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Sau khi xác định được mục tiêu bước tiếp theo bạn cần xác định mình cần làm gì để thực hiện kế hoạch đó.
2. Thực hiện kế hoạch: Trước hết bạn hãy lập ra 1 bảng excel như một bảng cân đối kế toán của 1 công ty thống kê thu nhập và chi tiêu. Không có đường tắt cho quá trình này vì vậy bạn hãy nhìn lại các khoản chi tiêu trong năm và tổng kết lại.
Cột thu nhập gồm:
+ Thu nhập từ sức lao động(hay thu nhập thông thường).
+Thu nhập từ danh mục đầu tư.
+Thu nhập thụ động.
Cột nợ gồm:
+ Các khoản nợ phải trả (Nợ mua nhà, nợ mua xe….)
+ Các khoản chi tiêu 1 lần (Du lịch, bảo hiểm nhân thọ..),
+ Các khoản chi tiêu thường xuyên: thực phẩm…..
Thu nhập trừ đi nợ chính là thu nhập ròng còn lại mà bạn nhận được. Bạn hãy nhìn lại xem thu nhập ròng của bạn là bao nhiêu. Khi lập bảng thu nhập ròng này bạn sẽ điều tra việc chi tiêu hiện tại nhằm tìm ra một số tiền mặt dư thừa bổ sung thêm vào tài khoản tiết kiệm của mình. Việc lập ra bảng kế toán của gia đình bạn cũng chỉ ra cho bạn thấy được tầm quan trọng của cột “Tài sản tạo ra thu nhập”. vì qua năm tháng bạn càng nhiều tuổi, thu nhập từ lương hưu ít thì tài sản tạo ra thu nhập là nguồn tiền chính để đảm bảo cuộc sống của bạn. Sau khi lập xong bảng Tài sản/nợ nhằm bảo vệ tương lai tài chính của mình. Nó cho phép bạn hiểu rõ hơn những việc cần làm để đạt được tương lai mong muốn. Và bây giờ đã đến lúc bạn nhất quán kỷ luật để đạt được mục tiêu mong muốn tài chính đã định.